WELCOME! --- CHU is my last name. VINA stands for Vietnamese in North America
WELCOME! --- CHU is my last name. VINA stands for Vietnamese in North America
By Rev. Dr. Craig Rinker
As a business professional and community leader in Vietnam, Andy has put his background to use by successfully managing businesses in the U.S. Andy is the youngest Commander in the Vietnam war and a youngest Province Representative in Vietnam (Equivalence to the State Representative in the US). He holds a Bachelor Degree in Electrical Engineering, a Master Degree in Business & Government, and a Doctor of Philosophy Degree in History & Political Science (The study of policy and governance).
After arriving in the United States in 1975, as a political refugee, Read more...
Người viết: Mục Sư Tiến Sĩ Rinker
Là một nhà lãnh đạo trong kinh doanh và cộng đồng tại Việt Nam, Andy đã đem khả năng của mình để thành công trong lành vực quản trị tại Hoa Kỳ. Andy là cấp chỉ huy quân đội trẻ tuổi nhất trong chiến tranh Việt Nam và là Dân Biểu (cấp Đô Tỉnh Thị) trẻ tuổi nhất tại Việt Nam (Tương đương với cấp Dân-biểu Tiểu Bang tại Hoa Kỳ). Anh ấy có bằng Kỹ Sư Điện, bằng Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh và Chính Quyền, và bằng Tiến Sĩ Lịch Sử và Khoa Học Chính Trị (Chuyên ngành Nghiên Cứu Chính Sách và Cai Trị Quốc Gia).
Sau khi đến tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ năm 1975, Andy làm Chuyên Viên Điện Tử cho chương trình Phi Thuyển Con Thoi tại Trung Tâm Không Gian NASA ở Huntsville, Alabam. Đọc tiếp...
Tôi là Chu Văn Hùng. Ngày sinh ra, chẳng có của cải hay bằng cấp gì. Ngày ra nghĩa trang, cũng sẽ không mang theo được gì hơn thế.
Ngày đầu và ngày cuối của đời tôi chỉ là vậy. Cái khoảng giữa hai ngày đó, thì trách nhiệm vẫn gánh nặng trên vai, nhưng mỗi buổi sáng thức giấc, vẫn chưa thấy ánh bình minh, của tự-do và dân-chủ, chiếu toả thực sự trên quê hương.
Khi ở VN, là lính, không giữ đuợc nhà đuợc đất cho dân; là người dân cử, không giữ được nước. Tháng Tư năm 1975, thì ngày 27 đã bỏ chạy ra khơi, để lại hơn 17 triệu đồng bào sống trong sợ hãi kinh hoàng, và để lại muôn ngàn chiến hữu của mình phải sống kiếp đoạ đầy trong các trại tù cải tạo.
Đúng ra, bài này phải có cái tựa là “Chỉ Dẫn Xin Du Học Mỹ”. Nhưng để tóm lược được 3 điều chính và dễ nhớ hơn, tôi đổi thành “Về Tiền Học”. “Về Tiền Học” không chỉ nói về tiền học, mà nói đến ba lãnh vực chính của việc xin du học: VỀ lại Việt Nam sau khi học (Sự Trở Về), TIỀN bạc để lo liệu cho du-sinh (Tài Chánh), và HỌC lực và chương trình học ở Mỹ (Việc Học).
I. VỀ (về lại việt nam sau khi học)
1. Sự bí ẩn của Điều 214-b Bộ Luật Di Trú Hoa Kỳ.
Người Phỏng Vấn nào cũng đã học kỹ Điều 214-b. Vậy du sinh, Người Được Phỏng Vấn, cũng phải biết rõ và chuẩn bị kỹ lưỡng mới đạt thành công. Nguyên văn Tiếng Anh là: “Every alien shall be presumed to be an immigrant until he establishes to the satisfaction of the officer, at the time of the application for a visa…that he is entitled to non-immigrant status.” “By law, the burden of proof is on the applicant to show that he or she qualifies for a visa in a non-immigrant classification and is not an intending immigrant. The consular officer uses the interview to determine the applicant’s intentions and qualification for a visa under U.S. law.”
Dịch theo ý: "Mỗi người nước ngoài (xin visa không di dân như visa du học hay du lịch) đều phải được coi là người đó đang tìm cách sang Mỹ rồi ở lại luôn, cho đến khi người ấy (trong việc làm đơn và lúc phỏng vấn) chứng minh được cho người phỏng vấn nhận biết rằng… người đó được sứng đáng cấp visa không di dân”. “Theo luật, gánh nặng đè trên vai người nộp đơn, gánh nặng chứng minh rằng anh ta có đủ điều kiện để được cấp visa loại không di dân và không phải là một người có ý định vào Mỹ rồi ở lại đó luôn. Viên chức lãnh sự (Người Phỏng Vấn) dùng cuộc phỏng vấn để xác định ý định và sự đủ điều kiện của người nộp đơn xin visa loại không di dân, theo luật pháp Hoa Kỳ”.
Nói một cách bình dân, sẽ là: “Người xin visa không di dân (như visa du học hay du-lịch) đều được coi là đang tìm cách vào Mỹ rồi kiếm đường ở lại luôn. Cho đến khi (trong việc làm đơn và lúc phỏng vấn) người đó chứng minh được rằng, người phỏng-vấn nghĩ sai về mình (nghĩ sai rằng mình đang có chủ tâm tìm cách vào Mỹ rồi ở lại luôn) thì... người đó sẽ được cấp visa, loại không di dân (như visa du học hay du lịch)”.
2. Phải có dự tính, khi trở về VN, bạn sẽ làm gì với kiến thức bạn đã gặt hái được ở Mỹ (The interviewing official may be interested to know how you intend to use the education you receive in the United States when you return home).
3. Nên có cả những lý do, vì sao bạn không tìm cách ở lại Mỹ (có thể được hỏi đến).
4. Nên có nhiều giấy tờ, càng nhiều càng tốt, để chứng minh rằng bạn có nhiều ràng buộc ở VN và sẽ trở về (như sự làm ăn ở VN của cha mẹ và anh chị em ruột, tài sản và công ăn việc làm vững chắc của gia-đình du sinh, vân vân...).
II. TIỀN (Tiền bạc hay tài chánh)
1. Cha mẹ hay người bảo trợ có đủ tài chánh, để cùng một lúc, lo liệu được các việc dưới đây:
· Săn sóc gia đình của mình như hiện tại.
· Trợ giúp du-sinh du học. Tiền ăn ở khoảng $8.000,00 một năm. Học phí thì tùy trường và luật di trú không buộc du sinh phải học Mùa Hè (Học ở trường Delgado sẽ tốn khoảng 12,600.00 một năm học, 3 mùa Học. Học ở trường UNO sẽ tốn khoảng 14,000.00 một năm học, 3 mùa học. Học ở trường Tulane sẽ tốn khoảng 52,000.00 một năm học).
2. Cha mẹ hay người bảo trợ có tiền trong ngân hàng để trợ giúp tài chánh cho du sinh năm thứ nhất.
3. Cha mẹ hay người bảo trợ có lợi tức vững chắc để trợ giúp tài chánh cho du sinh từ năm thứ hai trở đi.
4. Các yếu tố dưới đây cuả cha mẹ hay người bảo trợ cũng liên quan khả năng tài chánh của họ.
· Lợi tức (lương bổng hay việc làm ăn buôn bán)
· Số người trong gia-đình phải chăm sóc.
· Số con cái còn đang phụ thuộc trong gia đình. Con cái học đại học thì tốn kém nhiều hơn là con cái đang học trung tiểu học...
5. Đời sống kinh tế của khu vực mà cha mẹ hay người bảo trợ đang ở (ở Sàigòn tốn kém hơn ở Lâm Đồng. Ở California tốn kém hơn ở Louisiana)
III. HỌC: (Học lực và chương trình học ở Mỹ.
1. Nếu du sinh xin học các Trung Tiểu Học, phải có:
· Điểm tốt trong 3 năm qua.
· Đủ trình độ Anh ngữ để vào lớp ngay (đa số các trường Trung Tiểu Học Mỹ không đủ học trò để mở các lớp ESL như ở trường đại học)
2. Nếu du sinh xin học Anh Ngữ ESL trước, rồi xin lên các lớp đại học sau:
· Điểm tốt trong 3 năm qua.
· Có bằng Trung Học Phổ Thông
3. Nếu du sinh xin vào Đại Học ngay từ khởi đầu:
· Điểm tốt trong 3 năm qua.
· Có bằng Trung Học Phổ Thông và phải được dinh lượng văn bằng đó trước.
· Có chứng chỉ đã thi Anh Ngữ TOEFL, IELTS, hay tương đương.
4. Nếu du sinh xin học nghề: Điều kiện tùy nghề, tùy trường. Và trường phải được chính phủ Mỹ cho phép nhận du sinh học nghề.
5. Nếu du sinh chỉ xin đến Mỹ học Anh Ngữ: Điều kiện tùy trường và trường phải được chính phủ Mỹ cho phép nhận du sinh đến Mỹ học Anh Ngữ.
Hồ Sơ Của Mỗi Bước
Sự liệt kê văn kiện dưới đây chỉ để vẽ Bức Tranh Toàn Diện. Muốn có sự chỉ dẫn chi tiết, xin tham khảo thêm các bài khác.
Hồ Sơ của Bước Số 1 (hồ sơ xin nhập học và xin Giấy I-20).
1. Thư xin học - Letter of Intent.
2. Đơn Xin Học - Admission Application.
3. Giấy Chủng Ngừa - Proof of Immunization
4. Giấy Cam Kết Bảo-Trợ Tài-Chánh (Financial Support) của du-sinh (nếu tự túc), của cha mẹ hay Người Bảo Trợ
5. Thư Ngân Hàng (Bank Letter) của cha mẹ hay Người Bảo Trợ.
6. Phụ bản chi tiết để xin Đăng Ký Kiểm Tra Du-Sinh tại Bộ Nội-An Hoa-Kỳ SEVIS I-20 Supplemental Application).
7. Giấy Đã Hiểu Rõ (về việc xin du học) - Statement of Understanding (của riêng trường Delgado mà thôi).
Ghi chú: Trường Delgado và nhiều trường khác không đòi Giấy Khai Thuế và Thư Sở Làm của Cha Mẹ hay Người Bảo Trợ của du-sinh (Nhưng trong hồ sơ xin Visa, tùy theo trường hợp, có thể vẫn phải cần hai giấy này).
Hồ Sơ của Bước Số 2 (hồ Sơ Xin Visa Du Học)
1. Giấy I-20 do trường cấp ở Bước Số 1
2. Giấy đã Đăng Ký (Notice of Action) vào hệ thống SEVIS (Kiểm-Tra du sinh của Bộ Nội An). Lệ phí $200.00.
3. Bằng Trung Học Phổ Thông đã dịch sang Anh Ngữ (chưa phải định lượng văn bằng này)
4. Học Bạ của du-sinh từ lớp 9 đến lớp 12 (Khi đi phỏng vấn, học bạ lại quan trọng hơn cả bằng cấp).
5. Giấy Cam Kết Bảo-Trợ tài chánh (Affidavit of Support, Form I-134) của Người Bảo Trợ
6. Thư Ngân Hàng (Bank Letter) của Cha Mẹ hay Người Bảo Trợ và 4 bản Bank Statement của 4 tháng vừa qua.
7. Thư Sở Làm (Employer Letter) của Cha Mẹ hay Người Bảo Trợ. Nếu tự làm chủ, thì thay thế Thư Sở Làm bằng giấy Khai Thuế Lợi Tức năm vừa qua (Income Tax Return)
8. Nếu Người Bảo Trợ ở qúa xa trường không tiện việc đi học hàng ngày, thì nên có Giấy Cam Kết Cho Du-Sinh Cư-Trú Miễn Phí của người sẽ cho du sinh ở trọ.
9. Một tấm hình cho visa (One Visa’s photo).
10. Hộ-Chiếu (Passport). Phải còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng.
11. Giấy Xác Nhận đã làm đơn (Visa Application Confirmation page). Vào mạng làm đơn, online, Mẫu DS 160, và nhớ in ra Giấy Xác Nhận này.
12. Giấy Hẹn Phỏng Vấn (Appointment Confirmation). Vào mạng lấy hẹn online, và nhớ in ra gấy hẹn.
13. Nếu là nam du-sinh, phải làm thêm Giấy DS 157, online, (Supplemental Nonimmigrant Visa Application).
14. Biên Lai Đóng Lệ-Phí tại Bưu Điện VN. Du sinh mang Giấy Hẹn Phỏng Vấn đến bưu điên VN để nộp lệ phí. Bưu điện sẽ cấp cho biên lai.
Hồ Sơ Mang Theo khi đi Phỏng Vấn
Nên xếp theo thứ tự liệt kê dưới đây. Khởi đầu, chỉ nên đưa cho người phỏng vấn 6 giấy đầu tiên, phần còn lại sẽ đưa ra khi họ hỏi đến. Nếu họ bảo đưa hết, thì cứ đưa tết cả cho họ. Phần linh tinh
1. Biên Lai Đóng Lệ-Phí tại Bưu Điện VN.
2. Giấy Hẹn Phỏng Vấn (Appointment Confirmation
3. Giấy Xác Nhận đã làm đơ xin Visa (Visa Application Confirmation page).
4. Nếu là nam du-sinh, phải làm thêm Giấy DS 157, online, (Supplemental Nonimmigrant Visa Application).
5. Giấy đã Đăng Ký vào hệ thống Kiểm-Tra của Bộ Nội An (SEVIS, Notice of Action).
6. Giấy I-20 do trường cấp.
7. Bằng Trung Học Phổ Thông đã dịch sang Anh Ngữ (chưa phải định lượng).
8. Học Bạ lớp 9 đến lớp 12 (Khi đi phỏng vấn, học bạ lại quan trọng hơn cả bằng cấp).
9. Giấy Cam Kết Bảo-Trợ tài chánh (Affidavit of Support, Form I-134) của Người Bảo Trợ
10. Thư Ngân Hàng (Bank Letter) của Cha Mẹ hay Người Bảo Trợ và 4 bản Bank Statement của 4 tháng vừa qua.
11. Thư Sở Làm (Employer Letter) của Cha Mẹ hay Người Bảo Trợ. Nếu tự làm chủ, thì thay thế Thư Sở Làm bằng giấy Khai Thuế Lợi Tức năm vừa qua.
12. Một tấm hình cho visa (One Visa’s photo).
13. Nếu Người Bảo Trợ ở qúa xa trường không tiện việc đi học hàng ngày, thì nên có Giấy Cam Kết Cho Du-Sinh Cư-Trú Miễn Phí của người sẽ cho du sinh ở trọ, gần trường.
Giấy tờ phải mang theo:
· Hộ-Chiếu (Passport). Phải còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng.
· Giấy chứng Thư Nhân Dân của du sinh.
Giấy tờ linh tinh, nên mang theo, nếu có thể:
· Giấy tờ chứng minh nhà đất, dù nhỏ bé, của Cha Mẹ.
· Giấy tờ chứng minh việc làm ăn sinh sống của cha mẹ.
· Giấy tờ chứng minh về đầu tư, hay hùn hạp buôn bán, của cha mẹ
· Nếu du sinh còn đi học, thì mang thẻ học sinh/sinh viên và gấy tờ chứng minh khác.
· Nếu du sinh đang đi làm, thì mang theo những gấy tờ chứng minh của nợi làm việc.
· Nếu du sinh đã có gia đình, thì mang theo giá thú để chứng minh mình sẽ trở về
· Nếu du sinh đã đính hôn, thì mang theo hình ảnh tiệc tùng để chứng minh mình sẽ trở về.
Chu Văn Hùng
1. Chỉ có viên-chức phỏng-vấn, trong lúc phỏng-vấn, mới có quyền quyết định việc chấp thuận hay từ chối cấp visa. Nếu có ai nói rằng, học có thể chạy chọt cho bạn lấy visa, thì đừng tin. Họ chỉ nói cầu may. Nếu bạn được cấp visa thì họ lấy lệ phí và “tiền chạy chọt”. Nếu bạn không được cấp visa thì họ cũng đã lấy lệ phí. Điều quan trọng là: (1) giấy tờ phải đúng và đầy đủ như luật lệ ấn định. (2) Tài chánh phải đủ và hữu lý (của du sinh, gia đình du sinh, hay người bảo trợ).
2. Du sinh có thể bầy tỏ thiện chí và khả năng qua nhiều hình thức như lời nói, cử chỉ, cung cách, giấy tờ chứng minh, v.v. Nhưng khi tổng hợp lại, chúng phải đủ để thuyết phục viên-chức phỏng-vấn đi đến kết luận: “Căn cứ trên toàn bộ hoàn cảnh của du sinh, (1) Du sinh có ý định rõ ràng và có nhiều ràng buộc ở VN để trở về khi học xong. (2) Cha mẹ hay người bảo trợ có đủ tiền mặt trong ngan hàng để chi phí cho du sinh năm thứ nhất. (3) Cha mẹ hay người bảo trợ có đủ nguồn tài chính để lo liệu cho năm thứ hai trở đi cho du sinh.
3. Có hai bộ hồ sơ, hoàn toàn riêng biệt, phải làm. Bộ hồ sơ nộp cho trường để xin nhập học và bộ hồ sơ xin visa. Hai bộ này có thể có những giấy tờ trùng tên, nhưng chi tiết bên trong thì khác nhau. Ví dụ: không nên dùng Thư Ngân Hàng (Bank Letter) đã nộp cho trường học để nộp vào hồ sơ xin visa. Mẫu của trường, thường không đủ các chi tiết mà Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao Mỹ đòi hỏi. Đã có trường hợp du sinh làm tất cả mọi việc đúng. Phút sau cùng, người phòng vấn xem Thư Ngân Hàng. Họ không thấy các chi tiết đã qui định nơi bản chỉ dẫn của Form I-134, thì họ nghi là có gì không đúng về tài chánh, nên họ từ chối cấp visa. Xin nhớ rằng, Trường Học thuộc Bộ Giáo Dục. Sở Di Trú thuộc Bộ Nội An, và Toà Đại Sứ thuộc Bộ Ngoại Giao. Nói chung chung, ba bộ này chỉ trao đổi với nhau các tin tức hay văn kiện, của du-sinh, liên quan đến vấn đề an-ninh và kiểm tra ngoại kiều mà thôi.
4. Cuộc phỏng vấn thường chỉ có vài ba phút, du-sinh nên chuẩn bị để trình bày tình huống của mình một cách vấn gọn, rõ ràng, chính xác, mạnh dạn, và thành thật. Du sinh phải tự tin, không sợ ai, không sợ điều gì (vì mình chỉ xin đi học, chứ có đi làm gì khác đâu...), và nên tỏ ra lanh lợi một chút.
5. Du sinh cần chuẩn bị để sẵn sàng trả lời nhanh nhẹ, khi được hỏi đến, những điều dưới đây.
· Những điều liên quan đến trường xin học: tên trường, trường ở đâu, trường công hay tư, lớn hay nhỏ, trường dạy những cấp hệ nào (Cao-Đẳng, Cử-Nhân hay cao hơn), tại sao lại chọn trường đó, v.v…
· Những điều liên quan đến người bảo trợ, nếu có: tên người bảo-trợ ghi trong giấy tờ là gì, sự liên hệ giữa du sinh và Người Bảo-trợ như thế nào, Người Bảo-trợ làm gì, Người bảo-trợ đang ở City nào. Nếu Người Bảo-trợ ở Tiểu Bang khác, hay ở qúa xa trường xin học, thì du sinh sẽ ở đâu?
· Những điều liên quan đến việc đi học: từ nơi du sinh sẽ ở đến trường bao xa, đi học bằng cách nào, có đường xe bus không,
6. Khi đi phỏng vấn thì Học Bạ các lớp 9, 10, 11, và 12 cũng rất quan trọng. Nếu vì lẽ gì, học-bạ ghi rằng bạn “không được hay không đủ điểm lên đại-học”, thì khi “bị” hỏi, bạn nên nói thật cho viên-chức phỏng-vấn biết rằng, bạn muốn xin đi học Anh-Văn ESL trước rồi sẽ xin thi lấy Bằng Tương Đương Trung-học Phổ-thông GED của Mỹ (General Eduacation Diploma). Hoặc, sau khi học xong ESL, bạn sẽ xin thi Nhập Đại-Học (College Entry Test).
7. Khi phỏng vấn mà người phỏng-vấn đòi thêm giấy tờ mà bạn không mang theo, thì xin họ cho ngay một cái hẹn khác để đến bổ túc giấy tờ (đến ngày hẹn mà vẫn chưa có giấy còn thiếu, thì sẽ xin gia hạn thêm). Nếu không xin ngay lúc đó, thì phải mất thì giờ làm theo thủ tục xin hẹn mới.
8. Nên chia việc xin du học thành ba bước riêng biệt (để đi dễ dàng và không rối trí).
· Bước 1: Lập hồ sơ xin nhập học để lấy Giấy I-20 (khoảng 2 tuần). Giấy I-20 là văn kiện căn bản của việc xin du-học, trường cấp vì được sự ủy quyền của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Giấy I-20 chứng minh rằng, du-sinh đã được trường chấp thuận cho nhập học và Chính-Phủ Mỹ đã chấp thuận cho du-sinh được lập hồ sơ xin Visa F1 Du Học.
· Bước 2: Lập hồ sơ xin Visa (khoảng 3 tuần). Lập hồ sơ xin visa theo luật định. Làm đơn xin Visa online, lấy hẹn online, và đến bưu điện ở VN nộp lệ phí.
· Bước 3: Đi Phỏng Vấn. Xắp xếp toàn bệ hồ sơ xin visa theo luật định và các giấy tờ cần thiết khác phải (hay nên) mang theo. Bước này chỉ mất một vài ngày thôi, nhưng ngày và giờ hẹn phải tùy thuộc vào “ngày còn trống” trên tờ lịch của Lãnh Sứ Quán Mỹ.
Copyright © 2018 chuvina - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy